image banner
TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA PHƯỜNG TRƯỜNG THI
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA LỊCH SỬ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 
1.Các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, danh lam, thắng cảnh
*Di tích Chùa Thanh Hà

CHÙA THANH HÀ.jpg

Chùa Thanh Hà được Nhân dân xây dựng để tôn thờ đức Phật. Ngày nay đã trở thành một trung tâm Phật giáo  ở thành phố Thanh Hóa. Chùa được xây dựng trên diện tích 2.392m2. Phía Băc chùa giáp khu dân cư đường Trường Thi và bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Thanh Hóa (nay là bệnh viện Y dược cổ truyền). Phía Nam giáp đường Bến Ngự. Phía Tây giáp dân cư đường Lê Hoàn. Từ Quốc lộ 1A theo đường Trường Thi đến Ngã Ba Bía, theo đường Ngã Ba Bia đi đến Bến Ngự, Lò Chum chưa đầy 1km là đến di tích. Được công nhận di tích theo Quyết định 224 VHQĐ ngày 18/7/1998 của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa.
*Di tích Bia Trường Thi
BIA KHUYẾN HỌC.jpg

Bia khuyến học ghi lại bài biểu của Tổng đốc Thanh Hóa là Nguyễn Thuật tâu lên triều đình Huế để cho sĩ tử Thanh Hóa được thi riêng ở trường thi Thanh Hóa. Lý do năm Mậu Tý (đời vua Đồng Khánh thứ 3 - 1888) sĩ tử Thanh Hoa phải vào thi ở trường Nghệ An vừa vất vả, vừa tốn kém vì phải đi bộ đường xa, bị ốm đau nên các sĩ tử phải bỏ thi nhiều. Lời biểu của Tổng đốc Thanh Hóa đã được Triều đình nhà Nguyễn ban Chiếu chỉ. Lời bia còn ghi cả lời tụng của sĩ phu Thanh Hóa ca ngợi công ơn của Tổng đốc và các quan Triều đình đã quan tâm đến việc học và việc thi, ca ngợi ơn ban của Triều đình nhà Nguyễn  làm nức lòng sĩ tử và phát triển việc học của tỉnh nhà. Được công nhận di tích theo Quyết định 09 VHQĐ ngày 04/03/1998 của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa.
*Di tích Phủ Bà - Đền Nguyễn Chích


PHỦ BÀ - ĐỀN NGUYỄN CHÍCH.jpg

Từ xưa đến nay Nhân dân xóm Nhất (nay là Tổ dân phố Thống Nhất 1 và Thống Nhất 2) tôn thờ vị Thần Hoàng của làng, người đã có công khai phá đất đai để lập nên Ấp Đồng Trại, làng hương Thọ xưa. Theo các cụ cao niên trong làng Hương Thọ cũ, vị thần hoàng của làng Hương Thọ là Tướng công Nguyễn Chích, người có công lao to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do vị anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo ( Thế kỷ XV). Vì vậy, Nhân dân còn gọi là đền thờ Nguyễn Chích. Bên cạnh đền thờ Thần Hoàng có ngôi đền thờ nữa thần "Đào Hoa công chúa", thường gọi là Phủ Bà (hay còn gọi là Phủ Mẫu). Như vậy Đền Thần Hoàng và Phủ Mẫu là một quần thể di tích trên cùng một thửa đất, nên gọi là đền thờ Thần Hoàng và Phủ Mẫu. Mặt khác, chính nơi đây còn là một nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của thành phố Thanh Hóa. Vì vậy, Đền thờ Thần Hoàng và Phủ Mẫu còn là một địa điểm lịch sử cách mạng đáng ghi nhớ. Được công nhận di tích theo Quyết định 223 VHQĐ ngày 18/71998 của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa
2. Các Lễ hội truyền thống của địa phương

LỄ HỘI 1.jpg

*Lễ hội Phủ Bà - Đền Nguyễn Chích
Vào ngày giỗ Mẫu (ngày 02/3 âm lịch), Nhân dân tổ chức Lễ hội Phủ Bà - Đền Nguyễn Chích rước kiệu, tế lễ và một số sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thu hút mọi tầng lớp Nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. 
BIÊN TẬP (SƯU TẦM): Bộ phận Văn hóa - Xã hội
 
image advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement

BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC PHƯỜNG TRƯỜNG THI - THÀNH PHỐ THANH HOÁ

Trưởng ban biên tập: Cao Thiện Cường Chức vụ: Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND phường Trường Thi

ĐC: 123 Trường Thi - phường Trường Thi - Tp.Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại:  02373.851.845  

Ghi rõ nguồn tin khi phát hành lại nội dung trên Cổng thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa.

Website được thiết kế bởi VNPT

Chung nhan Tin Nhiem Mang